Cây giáng hương- vật liệu kiêng kỵ không dùng xây dựng nhà cửa của người dân Vĩnh Long

Người dân Vĩnh Long xưa nay chọn vật liệu làm nhà ở có những quan niệm tương đồng với cư dân các vùng khác trong cả nước và cũng có nét khác biệt.

GH

 

Cây gỗ giáng hương

Ở Vĩnh Long, Giáng hương là loại gỗ quý nhưng không ai dùng để đóng bàn, ghế, ngựa, giường ngủ vì cho rằng đây là cây âm. Nếu dùng giáng hương làm giường thì khi nằm ngủ sẽ bị đau nhức người; nếu làm ngựa, bàn ghế trong nhà thì khi lau chùi bằng nước sẽ ra màu đỏ như máu, gieo tâm lý không tốt cho gia đình. Tuy nhiên, những năm gần đây vì nguồn gỗ khan hiếm nên thỉnh thoảng có người vẫn dùng gỗ sao, gỗ sến đóng vách nhà, làm đồ gia dụng.

Cùng là các loại gỗ quý nhưng người Vĩnh Long kiêng dùng các loại gỗ: sao, sến, dên dên, giáng hương… làm cột nhà, dừng vách, trang trí nhà cửa. Bởi vì dân gian quan niệm đây là loại gỗ âm chỉ dùng để đóng ghe, xuồng, tàu bè hoặc làm quan tài mà thôi. Đối với gỗ mít, vốn được dùng làm cột nhà phổ biến ở miền Bắc, miền Trung thì ở Vĩnh Long không dùng làm cột nhà. Vì dân gian cho rằng cây “mít” trùng với chữ “ba la mật”, liên quan đến từ “Bát nhã ba la mật đa” có nghĩa là ” đáo bỉ ngạn” nên gỗ mít chỉ làm tượng Phật chứ không làm nhà.

Bán cây giáng hương tại đây

Chuyện những người giữ Giáng hương

(GLO)- Khi mà nguồn gỗ quý đang ngày càng ít đi bởi sự khai thác, tàn phá của lâm tặc trong từng khoảnh rừng, thì việc tại xã Krong (huyện Kbang) vẫn còn 300 trăm cây gỗ Giáng hương với đường kính lớn nhất lên đến 1,6 mét thì giữ rừng-hay chính xác hơn là giữ những cây Giáng hương cổ thụ trở nên là một việc vô cùng khó khăn, gian khổ và hiểm nguy đối với những con người ngày đêm gác rừng.

Chúng tôi đã vượt hơn 4 km đường mòn để đến thăm những khoảnh rừng có nhiều cây gỗ giáng hương cổ thụ, nơi mà cán bộ Công ty TNHH một thành viên Lâm trường Krông Pa (lâm trường) đang ngày đêm bám rừng, ra sức bảo vệ. Con đường ngoằn ngoèo, bề ngang chỉ hơn một gang tay, đất đá lởm chởm và liên tục bị chia cắt bởi những ổ trâu, ổ voi như thách thức sự liều mình của cả người điều khiển xe máy đến người ngồi đằng sau. Khó đi là vậy, nguy hiểm là thế nhưng: “Sơ xuất một lúc là lâm tặc triệt hạ cây rừng, dù đó là hương hay bằng lăng” anh Nguyễn Thành Vinh-Trưởng phòng Kỹ thuật của lâm trường chia sẻ.

Tận thấy Giáng hương

Gần 1 giờ đồng hồ đường rừng, chúng tôi lần đầu tiên được tận mắt thấy những cây gỗ giáng hương cổ thụ. Theo anh Vinh cho biết thì giáng hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, là một loài cây họ đậu, một loài cây bản địa của vùng Đông Nam Á, Đông Bắc Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia. Ở Việt Nam, chúng được phân bố ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cây Giáng hương quả to có chiều cao trung bình từ 10 mét đến 30 mét, đường kính thân cây có thể lên đến 1,7 mét. Ngoài tên gọi là Giáng hương ra, chúng còn được gọi là: giáng hương quả to, giáng hương căm-pôt, giáng hương chân, song lã. Gỗ Giáng hương quả to được xếp vào nhóm I vì  khá đẹp, có mùi thơm nhẹ, cứng, vân hoa đẹp, ít nứt nẻ, không bị mối mọt.

Trước kia, rừng Kbang có rất nhiều loại gỗ quý, đầu tiên phải kể đến Huỳnh đàn hay còn gọi là gỗ Sưa, tiếp đến là gỗ Trắc. Nhưng hiện tại đã không còn tồn tại hai loại gỗ nói trên, nếu còn chỉ là những cây chưa đủ để khai thác. Giờ đến lượt cây gỗ Giáng hương, do lợi nhuận cao mà lâm tặc trong và ngoài tỉnh luôn tìm mọi cách lén lút xâm nhập hoặc xúi giục thanh niên địa phương khai thác và vận chuyển trái phép ra khỏi địa bàn. Có thời điểm nóng, lâm tặc đã triệt hạ, chặt phá cùng lúc 27 cây gỗ giáng hương cổ thụ. Chính vì vậy gỗ giáng hương hiện chỉ còn phân bố lốm đốm theo kiểu da báo trên 30 khoảnh của 7 tiểu khu thuộc địa bàn các xã Krong, Đak Krong, Sơn Lang.
lâm trường

 

Không những ăn uống kham khổ, cán bộ nhân viên lâm trường còn phải ngủ nhờ lán để giữ rừng. Ảnh: Minh Triều

Trên suốt chặng đường đi sâu vào rừng, anh Vinh cứ nằng nặc đưa chúng tôi đến thăm lán, xem nơi ăn chốn ở của các anh em ở đây như thế nào nhưng thật ra anh muốn chia sẻ một niềm vui khác với chúng tôi, đó là việc anh em trực giữ rừng sắp có nhà để ở. Dù đó chỉ mới là một mảnh đất trống và vài miếng gỗ được tập kết ở đây, nhưng ai nấy đều vui như thể ngôi nhà ấy đã hoàn thành từ bao giờ. Tiếp lời đồng nghiệp, anh Lô Đình Hồ-cán bộ lâm trường phụ trách khu vực “trọng điểm” này, chia sẻ thêm: Hiện tại anh cùng 1 đồng nghiệp khác canh giữ Giáng hương ở đây chưa có chỗ để ở, một số các anh phải ngủ nhờ lán của người dân tộc thiểu số dựng lên để canh rẫy. Ngoài công việc giữ rừng các anh còn kiêm luôn cả việc “giữ rẫy” bất đắc dĩ, tuy vậy được cái là có chỗ chui ra chui vào và nghỉ ngơi sau mỗi lần đi kiểm tra, nếu không chỉ còn cách ngủ võng. Với phương châm giữ rừng tận gốc nên anh em phải thế.

Gian nan giữ giáng hương

300 cây Giáng hương được phân bố theo kiểu da báo trên 30 khoảnh thuộc 7 tiểu khu nên việc giữ để không mất một cây nào là chuyên gian nan đối với lực lượng chức năng ở đây vì hiện lực lượng này quá mỏng, chỉ 14 người nhưng phụ trách đến 2 trạm gác cửa rừng và 6 khu vực trọng điểm có gỗ hương trên tổng diện tích hơn 8.428 ha. Chưa kể, cán bộ lâm trường trong tay không tấc sắt, mỗi chốt chặn chỉ được trang 1 bị bình xịt hơi cay và gậy cao su, trong khi lâm tặc luôn ở thế đông người, dao rựa luôn sẵn, thậm chí có cả súng. Theo các anh: “lâm tặc canh mình chứ mình làm gì mà canh nổi chúng, cứ nhằm vào các ngày nghỉ lễ, giờ ăn cơm hay những khi trời mưa tầm tã lúc 1-2 giờ sáng là chúng hành động, nên dù có cắm chốt đến đâu thì cây hương vẫn rất dễ mất”.
giáng hương
Một phần nu hương đã bị lâm tặc tiện mất

Đó là chưa kể đến những thủ đoạn hết sức tinh vi của bọn lâm tặc. Do mỗi khi đốn hạ cây thường gây ra tiếng động lớn do cây gãy đổ phát ra, vì thế chúng đã “phát minh” ra cách xẻ từng hộp gỗ trên thân cây mà cây không ngã, cứ thế “róc thịt” dần những cây gỗ hương. Với từng mảng gỗ vuông vức được xẻ ra trên cây thẳng đứng, chúng dễ dàng gùi hay di chuyển bằng xe máy độ chế… Để đối phó với việc tuần tra, kiểm soát của lực lượng bảo vệ rừng, bọn lâm tặc còn sáng chế ra một kiểu “giảm thanh” cho tiếng nổ của cưa máy. Đó là một ống nhựa được nối dài thêm vào nơi phát ra tiếng động của cưa máy (pô) rồi cắm đầu ống kia xuống nước hoặc đào lỗ sâu dưới đất rồi cho đầu ống này xuống, càng sâu càng tốt. Do vậy, cán bộ lâm trường phải đến rất gần mới có thể phát hiện ra được. Chỉ vào gốc hương có đường kính hơn 1,6 mét đã mất đi 2 mảng gỗ lớn, anh Vinh cho biết: Chỉ cần chúng tôi đến muộn hơn 10 phút là cây hương cổ thụ lớn nhất khu rừng này đã không còn.
Theo ông Nguyễn Đức Giáo-Giám đốc Lâm trường thì để bảo vệ gỗ giáng hương, cán bộ của lâm trường phải trực chốt 24/24 giờ. Mỗi lần trực dài ngày như vậy, anh em phải tự trang bị cho mình nồi niêu, xoong chảo, lều võng, chăn màn… gạo, cá khô để có thể “chiến đấu” dài ngày trong rừng. Còn chuyện ngủ rừng là cơm bữa, cơ man nào là muỗi, vắt, rắn độc, rồi đến nguy cơ sốt rét và nguy hiểm hơn là sự rình rập của bọn lâm tặc trong bóng tối, nhiều anh em không thể trụ được đành bỏ việc những anh em còn lại hiện nay, họ đều là những con người có thâm niên với rừng, có tình yêu với rừng nên đã vượt lên khó khăn để ngày đêm giữ rừng.

GH

 

 

Những cây gỗ hương cổ như thế này luôn là mục tiêu mà bọn lâm tặc rình rập, tìm cách xẻ thịt. Ảnh: Minh Thi

Đưa tay gỡ chiếc mũ cối đang đội trên đầu, anh Vinh còn chỉ cho chúng tôi xem vết thương hãy còn rất mới. Đó là hậu quả của một lần anh đối mặt với lâm tặc. Anh Vinh kể: Sau khi xịt hơi cay và khống chế được một tên trong nhóm lâm tặc thì tên này xin được rửa mặt cho bớt cay mắt. Thế nhưng chính vì lòng thương người mà anh bị tên này dùng đá ném trúng đầu, phải cấp cứu với vết may 8 mũi trên đầu. Còn anh Lô Đình Hồ thì khác, anh không nhớ nổi số lần bị chúng vây hãm hăm dọa, chỉ nhớ đến lần gần đây nhất là anh bị tẩn một trận đến mức phải nhập viện. Vậy nhưng số cây gỗ hương cổ thụ bị mất lại tỷ lệ nghịch với việc ngăn chặn, xử lý đối tượng vi phạm, số vụ lâm tặc bị bắt, bị khởi tố chỉ đếm trên đầu ngón tay, bởi “khi lực lượng ứng phó đến nơi thì chúng đã kịp thời cao bay xa chạy…”- anh Vinh bức xúc. Một cán bộ lâm trường cũng không ngần ngại chia sẻ, nếu giá gỗ hương bằng giá gỗ sưa, chắc chắn những cây gỗ hương này không còn tồn tại ở đây.
Chiều dần xuống mà những cây chuyện vẫn còn rất dài. Nhìn làn khói bay lên giữa khu rừng vắng trong chiều nhạt nắng, nồi cơm được bắc trên mấy hòn đá chông chênh, tạm bợ, con cá khô ươm giòn trong ánh lửa cạnh những nụ cười bỗng thấy các anh như các chiến sĩ trong những trận đánh năm xưa. Chỉ khác một điều đây chỉ là một cuộc chiến giữ rừng, nhưng mức độ khốc liệt, nguy hiểm cũng chẳng hề thua kém. Một câu nói của một chàng tân binh vừa mới gia nhập vào đội quân giữ rừng cứ ám ảnh chúng tôi trong suốt chuyến đi này: “Chắc hết tuần này em xin nghỉ, công việc như vầy em không kham nổi”.

Bán cây giáng hương tại đây

Tổng hợp

Kỷ lục Việt Nam: Tác phẩm mô phỏng mặt trống đồng bằng gỗ giáng hương

Tác phẩm mô phỏng mặt trống đồng bằng gỗ giáng hương lớn nhất Việt Nam.

Anh Võ Hữu Thanh Nhàn, giám đốc công ty đồ gỗ Thanh Nhàn, Tây Ninh, là người yếu thích sáng tác và làm các đồ mỹ nghệ từ gỗ. Trong một lần, anh tìm mua được một gốc cây giáng hương lớn, lâu năm. Là người luôn hướng về lịch sử nên anh suy nghĩ, từ đây mình có thể làm ra một tác phẩm mô phỏng trống đồng. Linh khí của thời đại Hùng Vương, những bậc tiền nhân, dựng nên đất nước.

110809083053-354-940

 

Tác phẩm mô phỏng mặt trống đồng bằng gỗ giáng hương lớn nhất Việt Nam.

Anh Nhàn đã cùng với 7 người thợ suy nghĩ từ thiết kế, lên bản vẽ và triển khai trên thực tế. Sau một thời gian từ 12.2 đến ngày 22.3.2011, tác phẩm mỹ nghệ này đã thành hình có đường kính 156cm, dầy 10,8cm, nặng khoảng 200kg, thể hiện họa tiết trống đồng Đông Sơn.

Tác phẩm mô phỏng trống đồng chung trong bộ sản phẩm gồm 6 món: 1 trống đồng, 2 bình gỗ, 1 tượng Thánh Gióng, 1 đôi chim bồ câu biểu tượng hoà bình, 1 kệ gỗ chạm tinh xảo. 6 món mỹ nghệ này phối chung với nhau thành bộ tác phẩm “Việt Nam quê hương”, cao 247cm, rộng 187cm. Trong bộ tác phẩm này, mặt trống đồng bằng gỗ giáng hương giữ vị trí chủ đạo. Anh Nhàn đã đem ra triển lãm trong Festival Lâm sản Việt Nam – Bình Định lần thứ nhất (26.3 đến 28.3.2011) tại Quy Nhơn.

Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là kỷ lục Việt Nam từ ngày 7 tháng 5 năm 2011.

Bán cây giáng hương tại đây

Dời cây Giáng Hương từ đường Mai Chí Thọ về phố đi bộ?

Tin từ Sở GTVT TP.HCM chiều 3/6 cho biết như trên.

cay-giang-huong-lon

Theo đó, Sở GTVT cho rằng, hiện các vườn ươm đều không đủ nguồn cây Giáng hương kích thước lớn đã được bứng dưỡng sẵn. Trong khi đó, qua rà soát các tuyến đường trên địa bàn thì các cây trên vỉa hè của đường Mai Chí Thọ (quận 2) là phù hợp để bứng dưỡng, hoán đổi cho các cây Giáng hương hiện hữu trên vỉa hè phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).

Việc lựa chọn, rà soát này là thực hiện theo yêu cầu của lãnh đạo TP HCM. Cụ thể, Sở GTVT được giao hoán đổi các cây Giáng hương hiện hữu trên vỉa hè của đường Nguyễn Huệ bằng các cây có kích thước lớn hơn. Nếu các vườn ươm trên địa bàn thành phố và các tỉnh thành lân cận không đủ nguồn cung cấp thì lựa chọn các cây Giáng hương lớn đang trồng trên các tuyến đường thành phố để thực hiện.

Qua rà soát có khoảng 100 cây sẽ được lựa chọn bứng dưỡng vì đủ “tiêu chuẩn”, như: thân thẳng (cao 8-9 m, thân 25-30 cm), cấu trúc cành rõ ràng, phân cành 2-2,5 m.

Các cây Giáng hương được chọn này tương đối lớn nên Sở GTVT cho hay nếu phải vận chuyển các vườn ươm ở ngoại thành để chăm sóc có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây và làm tăng chi phí. Do đó, Sở GTVT đề nghị tập kết, chăm sóc số cây này trong khu vực dự án dân cư Sala của Công ty Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh ở cạnh Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn.

Tuyến đường Mai Chí Thọ là một trong các trục cửa ngõ quan trọng của TP HCM. Đây cũng là một trong những tuyến đường đầu tiên trên địa bàn trồng cây Giáng hương. Vì thế, Sở GTVT cho rằng cảnh quan của tuyến đường này phải luôn đảm bảo chỉnh chu nên Sở GTVT đề xuất nếu có bứng cây thì phải trồng thay thế ngay trong ngày nhằm tránh để hố trống, có thể tạo dư luận xấu.

Ngoài ra, tiêu chuẩn cây trồng thay thế cũng phải tương đối, không quá chênh lệch so với các cây Giáng hương còn lại. “Cây có thế có chiều cao từ 6-7 m, đường kính thân từ 12-15 cm, thân thẳn, tán lá cân đối. Qua rà soát, Sở GTVT nhận thấy các cây Giáng hương trồng dọc tuyến đường Trường Sa – Hoàng Sa ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tương đối phù hợp. Mặc khác, do các cây này được trồng với mật độ dày nên khi lựa chọn bứng bớt dời sẽ không ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, khả năng cho bóng mát của khu vực” – Sở GTVT nhận xét.

Liên quan đến việc tuyển chọn cây Giáng hương trồng trên các tuyến đường thay thế cho cây trên vỉa hè đường Nguyễn Huệ, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP tính toán tổng thời gian thực hiện ước khoảng 4 tháng với tổng kinh phí dự kiến khoảng 1,9 tỷ đồng.

Giáng hương trồng khá thích nghi với điều kiện của thành phố và có tốc độ phát triển tương đối nhanh, với chiều cao tăng trưởng trung bình 1-1,5 m/năm, tùy theo điều kiện chăm sóc. Do vậy, Sở GTVT cũng kiến nghị TP HCM xem xét thêm phương án giữ hàng cây hiện hữu và có “chế độ” chăm sóc đặc biệt đối với chúng để nhanh cho bóng mát sẽ hạn chế được việc hoán đổi cây (trên đường Nguyễn Huệ – NV) làm phát sinh thêm kinh phí và có thể gây xáo trộn cho cảnh quan một số khu vực quan trọng.

Bán cây giáng hương tại đây

Bắt gọn 19 đối tượng trộm gỗ hương ở Vườn quốc gia Yok Đôn

19 đối tượng đều là thanh niên dân tộc thiểu số lười lao động tại hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk đã cưa trộm trái phép 1 cây gỗ Giáng hương tại Vườn quốc gia Yok Đôn và đã bị bắt…

Ngày 2-8, Công an huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, cho biết: cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Buôn Đôn vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 15 đối tượng khai thác gỗ trái phép. Tham gia vụ việc còn có 4 đối tượng khác chưa khởi tố gồm: 1 đối tượng sinh năm 1999 chưa đủ tuổi và 3 đối tượng đang tiếp tục quá trình xác minh, làm rõ.

gỗ giáng hương

 

Hiện trường vụ khai thác trái phép cây gỗ Giáng hương

19 đối tượng đều là thanh niên dân tộc thiểu số lười lao động tại hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk đã cưa trộm trái phép 1 cây gỗ Giáng hương tại Vườn quốc gia Yok Đôn. Điều đặc biệt, cây gỗ Giáng hương này có đường kính trung bình là 1,15 mét, tổng chiều dài từ vết tiếp giáp gốc cây đến tán lá dài 29,1 mét và đã bị cắt rời thành 6 đoạn gỗ. Tổng khối lượng cây gỗ trên quy đổi ra gỗ tròn là 15,46 m 3 , có giá trị trên 248,2 triệu đồng.

go-huong-2

 

19 đối tượng cùng tang vật bị bắt và đưa về trụ sở công an

Theo đó, Y Pher Knul (1990, trú xã Ea Huar, H. Buôn Đôn), là đối tượng cầm đầu, khai nhận: ngày 2-7, Y Pher Knul và Y Thoan Lào (1992, trú xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn) rủ 17 đối tượng khác vào Vườn quốc gia Yok Đôn khai thác gỗ trái phép để lấy tiền tiêu xài cá nhân.

Để thực hiện ý đồ trên, các đối tượng đã chuẩn bị một cưa máy, hai xe đạp thồ đã được chế lại, một xe máy kéo và những vật dụng cần thiết. Sáng 3-7, nhóm 19 đối tượng vào Vườn quốc gia Yok Đôn và thực hiện hành vi khai thác lâm sản. Bọn chúng đã tìm và lựa chọn cây gỗ Giáng hương. Sáng 4-7, bọn chúng dùng cưa máy cắt hạ cây gỗ và cắt thành 6 đoạn. Đến tối 4-7, các đối tượng trên dùng cưa máy xẻ một đoạn gỗ thành 2 phách, mỗi phách có chiều dài 3,2 m, rộng 0,7 m rồi dùng xe đạp thồ vận chuyển đi cất giấu cách địa điểm khai thác khoảng 5 km.

Sau đó, bọn chúng quay về lán trại để ngủ, chuẩn bị cho ngày khai thác tiếp theo. Đến chiều 7-7, lực lượng kiểm lâm phát hiện vụ việc và nổ súng cảnh cáo thì các đối tượng bỏ chạy tán loạn.

040812_phap-luat_go-giang-huong_dan-viet

 

Cây gỗ Giáng hương này có trị giá gần 300 triệu đồng

Trước hành vi trên, ngày 26-7, CQĐT đã ra quyết định khởi tố 15 bị can, khởi tố vụ án về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” theo điều 175 Bộ Luật hình sự. Đối tượng cầm đầu là Y Pher Knul đang bị tạm giữ.

Bán cây giáng hương tại đây

Đăk Lăk: Khởi tố 15 lâm tặc cưa trộm gỗ giáng hương

– Ngày 3.8, Công an huyện Buôn Đôn cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Y Pher Knul (SN 1990, ở xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn) và 14 đối tượng liên quan vì hành vi khai thác gỗ trái phép.

Trước đó, ngày 4.7, các đối tượng trên đã cưa trộm 1 cây gỗ giáng hương tại Vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn). Cây gỗ có đường kính gốc 1,15m, dài 29,1m với khối lượng gỗ tròn khoảng 15,46m3.

040812_phap-luat_go-giang-huong_dan-viet

 

Cây gỗ giáng hương bị cưa trộm.

Tham gia vụ phá rừng này còn có 4 đối tượng khác nhưng chưa khởi tố do 1 đối tượng chưa đủ tuổi (SN1999) và 3 đối tượng đang tiếp tục xác minh, làm rõ.

Bán cây giáng hương tại đây

Choáng chiếc bàn gỗ giáng hương giá hơn 4 tỉ ở Tiền Giang

Theo báo Tamnhin, chủ nhân của chiếc bàn độc nhất vô nhị ấy đã phải bỏ ra hơn 200.000USD để sở hữu và đưa về trưng bày tại trạm dừng chân Mekong, trên quốc lộ 1 về miền tây, thuộc tỉnh Tiền Giang.

bàn giáng hương

 

Tin tức trên báo Lao động cho hay, chiếc bàn gỗ được chế tác hoàn toàn từ một gốc, rễ cây “khủng” của cây giáng hương. Bàn dài khoảng 6m, chiều ngang lớn nhất ở chính giữa rộng khoảng 1,5m.

bàn

 

Thân bàn cao độ 1m, dài nguyên khối, với nhiều khối u, gồ ghề và vân gỗ tự nhiên rất đẹp, hoàn toàn không có vết ghép, mà bằng gỗ gốc, rễ cây giáng hương nguyên khối, tự nhiên.

Được biết, trạm dừng chân này thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Thủy – một tâp đoàn sở hữu khối tài sản là bất động sản khá khủng tại Việt Nam.

Bán cây giáng hương tại đây

SÀN GỖ GIÁNG HƯƠNG

1588070716455982512141446786

 

Nằm trong gỗ thiên nhiên hiếm có, sàn gỗ Giáng Hương thu hút thượng đế bởi mùi hương nhẹ nhàng đầy thu hút. Sàn gỗ giáng hương được hình thành từ nguyên liệu gỗ giáng hương, được trải qua những trình tự sản xuất tiên tiến bằng công nghệ Nhật Bản, vượt qua mọi nhược điểm làm gây ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ như co, cong, hư hỏng,…Từ những việc đó cho sinh ra sản phẩm sàn gỗ Giáng Hương bóng lộn, óng ánh gam màu tự nhiên đem đến vẻ đẹp sang trọng, trang nhã cho không gian nội thất hiện đại của mọi người.

Ngoài ra bản chất dẻo dai, cục gỗ bóng loáng, vân uốn lượn mềm mại, màu nâu hồng đẹp mắt vốn có, sàn gỗ Giáng Hương có tính năng phòng chống kiến mọt, kháng khuẩn, chịu lực mạnh, tính ổn định khá cao. Nhờ vậy bao quanh bởi lớp sơn UV hoặc PU nên phần trên sàn trở nên bóng loáng, gam màu tự nhiên trở nên long lánh hơn, đồng thời tăng lên vượt qua phòng chống trầy xước, hư hao. Bởi vì nó được sở hữu màu nâu hồng thiên nhiên nên ngoài công dụng bền bỉ, sàn gỗ Giáng Hương cũng khó sờn màu dù sử dụng cho đến tới 20 hay 30 năm sau sắc màu mãi mãi mới. Riêng biệt, mùi hương nhẹ nhàng tự nhiên của gỗ tạo không gian phong thủy, mạng lại cảm giác tự nhiên, giúp người sử dụng ngủ sâu, ngon giấc nên rất thích hợp lót nền trong phòng ngủ. Ngoài ra, sàn gỗ Giáng Hương còn phát huy tác dụng chống ẩm ướt, điều hòa nhiệt độ theo thời tiết mát mẻ vào mùa hè và ấm vào mùa lạnh. Yếu tố này luôn luôn phù hợp với thổ nhưỡng thay đổi liên tục như nước ta.

Gỗ Giáng hương tuy không bằng cà te, cẩm lai nhưng là loại gỗ quý có độ bền cao, màu sắc đẹp, được thị trường ưa chuộng, giá ít nhất từ 40 – 50 triệu đồng/m3.

Có một câu chuyện kể, ông Ba Đấu. Khi còn sống, ông làm việc trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn, có tiếng yêu mến cây xanh. Khi biết cây Giáng hương cổ thụ trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 1) sắp bị hạ, ông đã ôm cây khóc nức. Điều đó cho thấy nhân dân Thành phố cũng rất yêu quý cây xanh, họ quý cây vì cây không chỉ mang lại cho họ nhiều lợi ích về môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp, mà còn quý cây xanh ở những giá trị truyền thống đấu tranh xã hội tồn tại với thời gian.

Ở nước ta, Thảo Cầm viên, Vườn bách thảo Tao Đàn, Công viên Thống Nhất… là những địa chỉ đáng nhớ của những người yêu thích cây xanh thành phố. Giáng Hương – một trong những danh mộc, dù là còn ít trong thảm xanh Thành phố nhưng nó đáng được trân trọng giữ gìn trong bộ sưu tập thực vật, cảnh quan của Sài Thành lắm chứ .

Bán câu giáng hương tại đây

Ý nghĩa tên Nguyễn Giáng Hương

Nhân cách của bạn là:(?) Giáng, tổng số nét là 10 thuộc hành Thổ. 10 Quẻ này là quẻ ĐẠI HUNG: Đây là vận số đại hung, đen đủi như mặt trời lặn, đoản mệnh bần cùng, sớm vắng cha mẹ anh em, suốt đời bệnh hoạn, chỉ có người cẩn thận; nổ lực phấn đấu, ngay cả nửa đời trước được vận thịnh, cũng phải làm nhiều việc thiện mới thoát khỏi bước đường cùng.
Thiên cách của bạn là:(?) Nguyễn Giáng, tổng số nét là 22 thuộc hành Hoả. 22 Quẻ này là quẻ ĐẠI HUNG: Số này như sương xuống mùa thu, bạc nhược yếu hèn, nhiều việc phiền phức, khó thành trí nguyện, cốt nhục chia lìa, côi cút cô đơn, bệnh hoàn dây dưa, mọi việc đều không như ý.
Địa cách của bạn là:(?) Giáng Hương, tổng số nét là 13 thuộc hành Mộc. 13 Quẻ này là quẻ BÁN CÁT BÁN HUNG: Vận số kiết, được mọi người kỳ vọng, nghề nghiệp giỏi, có mưu trí, thao lược, biết nhẫn nhục, tuy có việc khó, nhưng không đáng lo nên sẽ giàu, trí tuệ sung mãn, phú quý song toàn, suốt đời hạnh phúc.
Tên đầy đủ của bạn(tổng cách):(?) Nguyễn Giáng Hương, tổng số nét là 25 thuộc hành Thổ. 25 Quẻ này là quẻ CÁT: Thiên tính anh mẫn, có tài năng đặc biệt sẽ thành đại sự nghiệp, nhưng hay kiêu ngạo, có lúc bất hoà cùng mọi người dẫn đến thất bại, nên cùng người hoà hoãn trong xử sự mới được thành công. Số này có vận thiên thời, địa lợi nhưng thiếu nhân hoà.
Ngoại cách của bạn là:(?) Tổng cách(25) – Nhân Cách(10) = 15 thuộc hành Thổ. 15 Quẻ này là quẻ ĐẠI CÁT: Số này là số pock thọ viên mãn, có tiếng tăm, có đức độ, được trên dưới tin tưởng, đến đâu cũng được ngưỡng mộ, thành sự nghiệp, phú quý vinh hoa, nhưng lúc đắc trí mà sinh kiêu ngạo sẽ gặp kẻ địch, dẫn đến tàn tật, suốt đời sẽ gặp vận suy.

Mối quan hệ giữa các cách:Quan hệ giữa “Nhân cách – Thiên cách” sự bố trí giữa thiên cách và nhân cách gọi là vận thành công của bạn là: Thổ – Hoả Quẻ này là quẻ Kiết: Không được cấp trên thương mến, giúp đỡ hoặc phúc ấm ông bà bảo hộ bình an.
Quan hệ giữa “Nhân cách – Địa cách” sự bố trí giữa địa cách và nhân cách gọi là vận cơ sở Thổ – Mộc Quẻ này là quẻ Hung: Hoàn cảnh không yên, cuộc sống biến hoá dễ dời đổi, có nỗi lo về bệnh bao tử, đường ruột.

Quan hệ giữa “Nhân cách – Ngoại cách” gọi là vận xã giao Thổ – Thổ Quẻ này là quẻ Kiết: Hay giúp người nhưng thiếu tâm quyết đoan, ý chí bạc nhược, số lý các cách khác mạnh và phối hợp được với tan tài là điềm lành, có khả năng thành công.
Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số): Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tài Hoả – Thổ – Mộc Quẻ này là quẻ Bình Thường: Hoà hợp, mọi người nhờ phúc ám tổ tiên mà được phát triển thành công nhưng vì cơ sở không yên, khó tránh biến động, dễ bị bệnh ruột, bao tử ( hung ).

Bán cây giáng hương tại đây

DƯỢC LIỆU GIÁNG HƯƠNG

giang_huong2

Tên dược: Lignum dalbergiae odoriferae.

Tên thực vật: Dalbergia odorifera T Chen.

Tên thường gọi: Giáng hương.

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: gỗ ở tâm của giáng hương cưa thành các mẩu nhỏ, phơi trong bóng râm.

Tính vị: vị cay và tính ấm.

Qui kinh: tâm và can.

Công năng: hoạt huyết, trừ bế ứ. Cầm máu và giảm đau, dẫn khí xuống dưới và trừ thấp trọc.

Chỉ định và phối hợp:

Ứ khí, huyết biểu hiện như cảm giác tức ngực và đau hạ sườn: dùng phối hợp giáng hương với uất kim, đẳng sâm, táo nhân.

Sưng và đau do chấn thương ngoài: dùng phối hợp giáng hương với nhũ hương và một dược.

Thấp trọc bên trong kèm nôn và đau bụng: dùng phối hợp giáng hương với hoắc hương, và mộc hương.

Xuất huyết và đau do chấn thương ngoài: dùng một mình giáng hương, dùng ngoài.

Liều dùng: 3-6g; 1-2g (dạng bột).

Bán cây giáng hương tại đây

Lịch

May 2024
M T W T F S S
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031